kho hang gia dung cửa nhôm kính hcm tham lot san o to doc bao truc tuyen sửa tivi giá rẻ Hải quân Trung Quốc - trọng tâm thảo luận tại Đối thoại Shangri-La 14 | Tin Quân Sự 24H

Hải quân Trung Quốc - trọng tâm thảo luận tại Đối thoại Shangri-La 14

Tin quan su Diễn đàn an ninh Châu Á-Thái Bình Dương năm nay diễn ra từ ngày 29-31/5 tại Singapore với sự tham dự của 26 Bộ trưởng Quốc phòng và khoảng 300 cán bộ quân đội cao cấp.

Thông thường, vai trò của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là vấn đề nổi cộm trong các cuộc thảo luận diễn đàn. Tuy nhiên, trong ngày cuối cùng của Đối thoại Shangri-La 2015, chủ đề chính của cuộc hội thoại là "vai trò của Trung Quốc trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Hải quân Trung Quốc - trọng tâm thảo luận tại Đối thoại Shangri-La 14

Việc tăng cường tập trung thảo luận về Trung Quốc là không đáng ngạc nhiên do những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ tại Biển Đông trong thời gian gần đây. Trung Quốc tiến hành khai hoang và xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp. Trong khi đó, Mỹ tăng cường điều tàu chiến và máy bay tuần tra, giám sát trong khu vực và đe dọa sự hiện diện quân sự lớn hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter, cho biết tại diễn đàn rằng: "Diện tích khai hoang của Trung Quốc nhiều hơn tất cả các bên tranh chấp khác kết hợp... và Trung Quốc đã làm như vậy chỉ trong 18 tháng qua. Quan trọng hơn, chúng ta không biết Trung Quốc sẽ tiến bao xa trong tương lai".

Trung Quốc đã nhanh chóng bảo vệ hành động xây dựng trái phép tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Đại tá Zhao Xiaozhuo, thành viên của đoàn Trung Quốc dự Shangri-La 2015, nói rằng các hành động của Bắc Kinh là "hợp pháp và hợp lý".

Các quan chức Trung Quốc cho biết hành động của nước này “không làm ảnh hưởng” đến tự do hàng hải ở Biển Đông.

“Tự do hàng hải nên là các việc giúp phát triển kinh tế, không phải việc một quốc gia triển khai tàu quân sự ở khắp mọi nơi”, Chuẩn đô đốc Trung Quốc Guan Youfei trả lời khi phóng viên hỏi về các động thái gần đây của Mỹ trên Biển Đông.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát nói rằng việc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc không “gay gắt” như dự kiến, nhưng điều này dường như phù hợp với nhận định Bắc Kinh đang thực hiện một chiến lược tăng cường hợp tác quân sự trái ngược với cuộc xung đột ở Biển Đông.

Theo Duowei, việc đô đốc Hải quân Tôn Kiến Quốc (Sun Jianguo), Phó Cục trưởng Cục Tham mưu của quân đội Trung Quốc, tham dự Shangri-La 2015 mang một thông điệp đặc biệt của Bắc Kinh trong hội nghị năm nay.

Đối thoại Shangri-la bắt đầu từ năm 2001, trong khi tới năm 2007, Trung Quốc mới bắt đầu cử các đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới tham dự cuộc đối thoại về an ninh châu Á này.

Từ 2007 đến 2010, Trung Quốc 4 năm liên tiếp cử phó Tổng tham mưu trưởng quân đội tới tham dự Đối thoại.

Phải tới 2011, Bộ trưởng quốc phòng đương thời là Lương Quang Liệt mới lần đầu xuất hiện tại Đối thoại Shangri-la. Đây cũng là lần duy nhất Bắc Kinh cử Bộ trưởng quốc phòng dự Đối thoại này.

Năm 2012, người đứng đầu đoàn đại biểu Trung Quốc là trung tướng Nhiệm Hải tuyền, phó giám đốc Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc.

2 năm trở lại đây, Trung Quốc đều cử tướng lĩnh quân đội cấp cao làm đại diện tới Đối thoại Shangri-la, nhưng với quân hàm và chức vụ tương đương thì sự xuất hiện của Đô đốc Hải quân Tôn Kiến Quốc lại được cho là "ngoài dự đoán của giới quan sát".

Trước khi Đối thoại Shangri-La 14 diễn ra, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết mục tiêu chính ông Tôn Kiến Quốc tại diễn đàn là làm rõ chính sách đối ngoại và chiến lược quốc phòng của nước này nhằm thúc đẩy sự tham gia của Trung Quốc trong an ninh quốc tế, gìn giữ hòa bình, cũng như tăng cường hợp tác với quân đội các nước để bảo vệ an toàn trong Châu Á-Thái Bình Dương.

Đô đốc Tôn Kiến Quốc đã gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng từ bảy quốc gia, bao gồm cả New Zealand, Sri Lanka và Việt Nam.

Đối thoại Shangri-La 2015 cũng đã diễn ra ngay sau khi chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên công bố Sách trắng Quốc phòng về chiến lược quân sự để cho thấy “sự cởi mở và minh bạch” của Bắc Kinh về quân sự, nhấn mạnh rằng chính sách quốc phòng của Quân đội Trung Quốc là phòng thủ và việc gia tăng sức mạnh quân sự là vì mục đích hòa bình.

“Thông qua các Sách trắng, chính phủ Trung Quốc muốn cho các quốc gia biết rằng Bắc Kinh sẵn sàng cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của toàn thế giới cùng với cộng đồng quốc tế", hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết.

Bất chấp căng thẳng về quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Hải quân Trung Quốc đã gia tăng đều đặn quy mô của các cuộc tập trận hải quân chung và hoạt động an ninh với các nước khác, bao gồm cả với Nga trong vùng biển Nhật Bản và gần đây ở Địa Trung Hải.
Doc them : chuyen la

Related

tinh hinh bien dong 1532715162127527650

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài mới đăng

Bài đọc nhiều

Tổng số lượt xem trang

item