kho hang gia dung cửa nhôm kính hcm tham lot san o to doc bao truc tuyen sửa tivi giá rẻ Trung Quốc lo sợ loạt tên lửa chống hạm Việt Nam | Tin Quân Sự 24H

Trung Quốc lo sợ loạt tên lửa chống hạm Việt Nam

Đó là thông tin được tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa ra.
Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc nhắc đến các tên lửa chống hạm của Việt Nam. Trước đó, tờ Phượng Hoàng đã điểm danh 4 loại tên lửa chống hạm khủng nhất được trang bị cho Hải quân Việt Nam.
"Sát thủ" đầu tiên được báo này điểm danh là Kh-35, loại tên lửa hành trình chống tàu được trang bị cho chiến hạm lớp 1241.8 và Gepard 3.9 của Việt Nam. Mỗi chiến hạm loại này mang được 16 tên lửa hành trình Kh-35.
Theo các chuyên gia quân sự, Việt Nam có nhiều loại tên lửa trang bị cho quân đội nhưng tên lửa Kh-35 có lẽ là loại tên lửa hành trình đặc biệt nhất.
Không chỉ có tính năng hiện đại, khả năng bay xa, hay uy lực công phá lớn, Kh-35 còn phù hợp với những lối đánh sở trường, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trung Quốc lo sợ loạt tên lửa chống hạm Việt Nam
Tên lửa 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam
Sát thủ thứ 2 sau Kh-35, theo Phượng Hoàng là 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam.


Tên lửa chống hạm 3M-54E Club-S có tốc độ dưới âm, là biến thể của họ tên lửa Club do Viện OKB Novator (Nga) phát triển, tầm bắn 220 km.
Tên lửa được phóng từ tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (trong hạm đội Ấn Độ là các tàu ngầm điện-diesel cải tiến lớp Projekt 877EKM), chủ yếu dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất
Trước thông tin Việt Nam sắp sở hữu chiến hạm lớp Sigma của Hà Lan, báo quân sự Phượng Hoàng cũng nêu tên thêm loại tên lửa sát thủ được trang bị cho loại tàu chiến này là tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II. Tên lửa này lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165kg.
Sát thủ thứ 4 của Hải quân Việt Nam, theo Phượng Hoàng là tên lửa hành trình chống tàu P-15.
Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg.
Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.
Khi báo chí Ấn Độ loan tin nước này chuẩn bị cung cấp tàu tuần tra và tên lửa BrahMos cho Việt Nam tuần tra và tự vệ trên Biển Đông, báo chí Trung Quốc phản ứng rất mạnh mẽ và xem đây là hành động khiêu khích của Ấn Độ. Rõ ràng, Trung Quốc rất ngại khi Việt Nam sở hữu tên lửa chống hạm Brahmos.
BrahMos có khả năng đánh trúng cả các mục tiêu trên mặt nước ở độ cao thấp hơn 10m. Nó có thể đạt tốc độ Mach 3 (khoảng 3.400 km/h) và có tầm bắn 290km. Tên lửa Brahmos phóng từ tàu nổi hoặc trên bờ sẽ được gắn đầu đạn 200kg trong khi mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn nặng 300kg.
Với tốc độ cao, BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ khác như Tomahawk của Mỹ. Ngoài ra, với trọng lượng gấp đôi (3.000kg) và tốc độ nhanh hơn bốn lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu.
Đặc biệt, BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard, máy bay Su-30 hay bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài này quân đội Việt Nam đều có và điều đó khiến Trung Quốc lo sợ.

Related

Tình hình Biển Đông 3997883565841402536

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Bài mới đăng

Bài đọc nhiều

Tổng số lượt xem trang

item